Thông tin

Nuôi dạy một đứa trẻ tự kỷ là rất khó khăn và vô cùng căng thẳng, đó có thể là gánh nặng đặt lên vai gia đình đó. Một đứa trẻ tự kỷ đòi hỏi sự chăm sóc gần như liên tục và cách ứng xử không đúng của mọi người xung quanh đứa trẻ có thể gây ra những hậu quả bất lợi đối với chúng.

Khi con quấy khóc, vứt ném đồ chơi, thậm chí có những lúc con đánh tôi, và thường xuyên không nghe lời... tôi ngỡ mình phát điên, bỏ cuộc.Lần đầu tiên khi tôi phát hiện con có những biểu hiện khác thường là một ngày cách đây 5 năm. Khi đó con tôi mới 2 tuổi rưỡi.

Khái niệm về tình trạng tự kỷ ở trẻ em tại Việt Nam, từ chỗ không biết gì, đến nay thì lại có quá nhiều thông tin về trẻ tự kỷ được phổ biến, nhưng không phải thông tin nào cũng đúng, điều này tuy góp phần giúp cho nhiều phụ huynh quan tâm đến con hơn, đưa trẻ đi khám sớm, nhưng cũng gây ra những lẫn lộn trong sự nhận biết về tình trạng này.

Kathy, mẹ của Ryan Có nhiều bạn, nhiều câu chuyện, những có một người bạn đặc biệt nổi trội, đó là người bạn Shani của tôi. Con trai tôi được 10 tuổi và được chẩn đoán mắc phải chứng rối loạn phát triển thần kinh diện rộng chưa xác định (PDD NOS) hồi lên 6. Ryan là thằng bé thông minh với tấm lòng dịu dàng vô cùng, ai biết nó cũng cho là thế. Điều đáng chú ý nhất ở người bạn Shani của tôi là cô ta luôn dành thời gian cho Ryan.

Dù trẻ tự kỷ có nhiều khuyếm khuyết, bạn cũng có thể thấy được chúng có nhiều mặt mạnh. Mặc dù không phải người mắc chứng tự kỷ nào cũng có biệt tài, nhưng không hiếm những người mắc chứng tự kỷ có kĩ năng đặc biệt trong toán học, âm nhạc, nghệ thuật, và đọc hiểu và nhiều thứ khác.

Hiện nay, không hề có một đánh giá y khoa nào dành cho chứng tự kỷ; việc chẩn đoán dựa trên sự quan sát về hành vi, làm đánh giá về mặt giáo dục và tâm lí. Do các triệu chứng của chứng tự kỷ rất khác nhau nên chọn các có thể đưa đến chẩn đoán chứng tự kỷ. Bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ nhi khoa. Một số trẻ bị coi là chậm phát triển trước khi được chẩn đoán tự kỷ có thể đã nhận các dịch vụ can thiệp qua chương trình Can thiệp sớm (Early Intervention) hoặc Chương trình giáo dục đặc biệt (Special Education services).

Ngày nay, tại Hoa Kì, người ta ước tính cứ 88 trẻ sẽ có một trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khiến trẻ em mắc chứng tự kỷ cao hơn so với tổng số trẻ bệnh ung thư, bệnh tiểu đường và AIDS cộng lại. Trong vòng 2 năm qua tỉ lệ này tăng 23%. Không có một lí giải chắc chắn nào cho sự gia tăng này, mặc dù có thể cho là do phương pháp chẩn đoán được cải thiện hơn hay là do ảnh hưởng của môi trường.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng tự kỷ được chẩn đoán tại đây là 1/150 và con số này ngày càng tăng. Hiện ở Việt Nam vẫn chưa có thống kê chính xác về số lượng người mắc tự kỷ, nhưng đã hình thành Hội cha mẹ có con tự kỷ, hội người tự kỷ, có trang web tretuky.com, một diễn đàn lớn chia sẻ và thảo luận về tự kỷ...

Page 4 of 12
Top