Hội chứng Asperger/Tự kỉ chức năng cao và lớp học

Tiếp cận dịch vụ: quyền được hưởng giáo dục công cộng của con bạn Đạo luật giáo dục những trường hợp khuyết tật (Individuals with Disabilities Education Act (IDEA)), được ban hành năm 1975, chỉ thị toàn bộ trẻ em đủ điều kiện phải được tiếp cận chương trình giáo dục công.

IDEA đã được hiệu chỉnh gần đây nhất vào năm 2004 (và trên thực tế, đã đổi tên thành Đạo luật cải thiện giáo dục cho những trường hợp khuyết tật (Disabilities Education Improvement Act), nhưng người ta vẫn xem nó là IDEA).

 

IDEA nêu rõ rằng những trẻ khuyết tật, bao gồm cả những trường hợp tự kỉ, được quyền tham dự những chương trình can thiệp sớm và giáo dục đặc biệt. Nếu con bạn được chẩn đoán mắc một dạng tự kỉ nào đó, thì kết quả chẩn đoán đó đủ điều kiện tiếp cận những quyền trong Đạo luật giáo dục những trường hợp khuyết tật. Đạo luật giáo dục những trường hợp khuyết tật đã thiết lập một vai trò quan trọng của phụ huynh đối với việc giáo dục cho con cái họ. Bạn, một người làm cha làm mẹ, có quyền được đối xử như một đối tác bình đẳng với hội đồng trường học địa phương trong việc quyết định kế hoạch giáo dục dành cho con mình. Điều này cho phép bạn có thêm sức mạnh để che chở cho con.

Cũng có nghĩa là bạn sẽ được biết thêm thông tin, là một nhân tố năng động trong việc lập ra kế hoạch và kiểm soát các chương trình đặc biệt và các quyền theo pháp luật. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, nó dường như quá tải và đầy khúc mắc. Có hai cuốn sách có thể giúp bạn: cuốn Wrightslaw: From Emotions to Advocacy – The Special Education Survival Guide (Wrightslaw: Từ cảm xúc đến động viên – Cẩm nang giáo dục đặc biệt) của Pam Wright và Pete Wright, và cuốn How to Compromise with Your School District Without Compromising Your Child (Làm cách nào để thỏa thuận với hội đồng trường học địa phương mà không gây hại cho con bạn) của Gary Mayerson. Bạn cũng có thể tìm những cuốn sách và trang web tham khảo có thể giúp ích ở sau cuốn cẩm nang này.

Bạn, một người làm cha làm mẹ, có quyền được đối xử như một đối tác bình đẳng với hội đồng trường học địa phương trong việc quyết định kế hoạch giáo dục dành cho con mình.

Suốt tiến trình dạy dỗ con cái, điều quan trọng cần nhớ là mỗi trẻ có những khả năng và thách thức khác nhau. Hướng dẫn chính mình và đội ngũ giáo dục cho con bạn ở trường là cơ sở giúp chúng thành công trong lớp học. Kể từ khi con bạn được chẩn đoán hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao cao theo từng giai đoạn giáo dục khác nhau, điều thiết yếu chúng phải được hỗ trợ tất cả những gì cần thiết vào bất cứ lúc nào. Những người mắc hội chứng Asperger có thể bộc lộ những triệu chứng đặc biệt; họ có thể phải vật lộn với những vấn đề tương tác xã hội và giao tiếp một cách khó khăn hơn những gì đã được học và thực hành tại trường. Vì mỗi trẻ mỗi khác nên phụ huynh và giáo viên cần hợp tác giúp trẻ phát huy những thế mạnh và có thể trải nghiệm thành công trong học tập.

Khi con bạn đã được chẩn đoán, điều cốt yếu là phải chắc chắn rằng con bạn sẽ tiếp cận được sự hỗ trợ tại trường. Bạn hãy chắc chắn rằng con mình phải được chẩn đoán một cách độc lập, thậm chí nếu chúng có cùng kết quả chẩn đoán với những trẻ khác, vì mỗi trẻ có những nhu cầu riêng. Các chương trình này sẽ hỗ trợ con bạn và chắc chắn rằng các giáo viên sẽ cung cấp cho chúng những chương trình giáo dục tốt nhất và hiệu quả nhất có thể.

Tại lớp, học sinh và giáo viên sẽ cùng đương đầu với những thách thức khác nhau. Tổ chức nghiên cứu tự kỉ (Organization for Autism Research – OAR) đề ra kế hoạch 6 bước, có thể tìm thấy trong cuốn cẩm nang mang tên An Educator’s Guide to Asperger Syndrome (Cẩm nang về hội chứng Asperger dành cho người giảng dạy):

Bước 1: Tự trang bị kiến thức cho bản thân
Những hành vi khác nhau là một mảng lớn của hội chứng Asperger. Việc tìm hiểu về hội chứng Asperger và những đặc điểm cụ thể của học viên sẽ giúp bạn quản lí những hành vi một cách hiệu quả. Đây là một số mẹo hữu ích trong thời gian ở lớp của học viên mắc hội chứng Asperger.

  • Tiến hành “thời gian Asperger”. “Thời gian Asperger” nghĩa là “Bỏ thời gian gấp đôi để hoàn thành công việc”. Trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao thường cần thêm thời gian để hoàn tất những nhiệm vụ, tập hợp tài liệu, định hướng suốt quá trình chuyển tiếp bản thân.
  • Kiểm soát môi trường. Mọi thay đổi đều khiến trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao thêm lo âu.
  • Thiết lập một lịch trình cân bằng. Lập ra một lịch trình rõ ràng bao gồm cả những hoạt động cho trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao. Vài phần trong kế hoạch hàng ngày hoặc trong lớp học hoặc những hoạt động nên được kiểm soát và xếp đặt trước nếu cần.
  • Đơn giản hóa ngôn ngữ. Hãy sử dụng ngôn ngữ một cách đơn giản và chính xác, và nói với tốc độ chậm, theo một nhịp điệu có chủ đích. Trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao hay gặp khó khăn trong việc “đọc kết hợp các dòng”, hiểu những khái niệm trừu tượng như sự châm biếm chẳng hạn, hoặc diễn giải những biểu cảm khuôn mặt. Hãy chỉ dẫn chúng một cách rõ ràng và cụ thể.
  • Kiểm soát những thay đổi trong kế hoạch. Hãy chắc chắn rằng trẻ mắc hội chứng Asperger hiểu rằng đôi khi những hoạt động đã được lên kế hoạch có thể bị thay đổi, hủy bỏ, hoặc điều chỉnh. Hãy chuẩn bị những kế hoạch dự phòng và chia sẻ với chúng.
  • Đừng tiết kiệm lời khen. Hãy tìm mọi cách để nói cho trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao biết chúng làm rất tốt. Hãy khen ngợi khi chúng thành công. Hãy cụ thể và chắc chắn rằng chúng có thể hiểu vì sao chúng lại được khen.

Bước 2: Tiếp xúc với phụ huynh
Phụ huynh của trẻ mắc hội chứng Asperger là nguồn thông tin đầu tiên và tốt nhất về con họ; họ có thể cung cấp cho bạn thông tin về những hành vi và hoạt động hàng ngày của con mình. Lí tưởng nhất là bạn nên phối hợp với họ trước khi con họ đến trường. Sau đó hãy thiết lập những mô hình đồng thuận và phương thức giao tiếp với gia đình suốt năm học, đây là việc làm vô cùng thiết yếu.

Bước 3: Sẵn sàng đến lớp
Khi đã tìm hiểu về những cảm xác và đặc điểm của học viên mắc hội chứng Asperger, giờ đây bạn đã có thông tin để tổ chức một lớp học phù hợp. Bạn có thể linh hoạt trong những khía cạnh, khiến lớp học trở nên dễ thích ứng hơn với trẻ mà không làm mất đi những kế hoạch chung của lớp. Cẩm nang về hội chứng Asperger dành cho người giảng dạy chứa nhiều thông tin về những cách tiếp cận cụ thể giúp bạn xây dựng bài giảng và môi trường học tập hướng đến những nhu cầu của trẻ mắc hội chứng Asperger.

Bước 4: Hướng dẫn những trẻ cùng lứa và xúc tiến những mục tiêu xã hội
Trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao bị suy giảm khả năng tương tác xã hội, khiến chúng gặp khó khăn trong việc kết bạn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ phù hợp, chúng có thể tham gia cùng những hoạt động của những trẻ cùng lứa khác và xây dựng các mối quan hệ thú vị và lâu dài.

Những đặc điểm của hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao có thể khiến những trẻ khác coi chúng có vẻ ngốc nghếch hoặc khác lạ. Điều này dẫn đến những tình huống trêu chọc và giễu nhại. Trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao không thể phân biệt đâu là đùa vui và đâu là trêu chọc đúng nghĩa. Giáo viên và đội ngũ giảng dạy phải nhận thức được rằng học viên mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao luôn là đối tượng tiềm năng của sự trêu chọc, và luôn phải chú ý bất kì một dấu hiệu nào liên quan đến việc đó.

Nhiều tương tác xã hội xảy ra suốt thời gian còn lại bên ngoài lớp học khiến học viên mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao cảm thấy lạc lõng. Bạn có thể lập ra một “vòng tròn bè bạn”, như một mô hình hành vi xã hội phù hợp, đó là một nhóm bạn cùng trang lứa với trẻ tự kỉ, những người bạn sẽ không bỏ rơi chúng và sẽ bảo vệ chúng khỏi sự trêu ghẹo và giễu nhại. Chiến lược này được khuyến khích bên ngoài lớp học.

Bước 5: Phối hợp với các chương trình phát triển giáo dục

Bước 6: Kiểm soát những hành vi thách thức
Trường học là một môi trường căng thẳng. Môi trường học tập và hoàn cảnh xã hội có thể gây căng thẳng cực độ cho trẻ mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao. Các yếu tố căng thẳng có thể bao gồm những khó khăn trong việc dự đoán các sự kiện bởi lịch trình thay đổi, giáo viên chuyển hướng giảng dạy, tương tác với bạn bè cùng trang lứa, dự báo những thay đổi, ánh sáng phòng học, âm thanh/tiếng ồn, mùi, v.v.

Giận dữ hoặc trầm uất (các thuật ngữ có thể hoán đổi cho nhau) thường xảy ra theo 3 giai đoạn có thể kéo dài. Học viên mắc hội chứng Asperger/tự kỉ chức năng cao hiếm khi tỏ ra mình đang căng thẳng. Khi họ gần tới giai đoạn khủng hoảng, những dấu hiệu trầm uất thường xảy ra mà không được báo trước. Có một mô hình hành vi đôi khi rất tinh tế, gợi ý rằng sắp xảy ra một sự bùng nổ hành vi. Việc phòng ngừa thông qua những chương trình học tập, môi trường, xã hội, hỗ trợ cảm xúc thích hợp, điều chỉnh môi trường là phương pháp hiệu quả nhất.

Có rất nhiều chiến lược được sử dụng để giúp con bạn tránh khỏi những cơn giận hoặc trầm uất. Bằng việc “đánh giá hành vi chức năng”, một chuyên gia đã qua huấn luyện phân tích hành vi ứng dụng, giáo dục học, hoặc tâm lí học có thể xác định đâu là mấu chốt của cơn giận, sự thay đổi môi trường có thể làm giảm căng thẳng của cơn giận, và hướng dẫn con bạn bày tỏ những khát khao hoặc cảm nghĩ của chúng thông qua cách cư xử thích hợp hơn.

Chương trình giáo dục cá nhân (Individualized Education Program – IEP)
Suốt tiến trình giáo dục cho con bạn, điều thiết yếu cho cả bạn và tất cả những người tham gia giảng dạy là việc mở mang thêm những hiểu biết về hội chứng Asperger. Mọi người cần phối hợp với nhau xuyên suốt từng năm học và duy trì động lực để chắc chắn rằng con bạn đang có những tiến triển và cảm thấy thoải mái trong môi trường học tập của chúng. Điều sống còn là con bạn cần được đánh giá và điều này được thực hiện thông qua những mục tiêu và chương trình của đội ngũ giáo dục trong Chương trình giáo dục cá nhân.

Chương trình giáo dục cá nhân dành cho con bạn sẽ là bản đồ chỉ dẫn của từng năm học. Chương trình giáo dục cá nhân được thiết kế bởi rất nhiều thành viên của đội ngũ giáo dục tại trường, bao gồm những giáo viên, nhà trị liệu, nhà tâm lí học, và những chuyên gia giáo dục đặc biệt. Sau khi chương trình giáo dục cá nhân cho con bạn đã được thiết lập, đội ngũ những nhà giáo dục này sẽ thảo luận và điều chỉnh tiến trình của con bạn, cả những thành công lẫn những thách thức. Những cuộc họp bàn sẽ hướng đến không những vấn đề học tập mà còn những vấn đề về cảm xúc và xã hội nữa.
Trước khi lên kế hoạch họp bàn về chương trình giáo dục cá nhân, những chuyên gia của trường sẽ đưa ra những chỉ dẫn và đánh giá về con bạn. Sau đó cuộc họp bàn chính thức được thực hiện. Chương trình giáo dục cá nhân bao gồm những mục tiêu tổng quát của trẻ (cả dài hạn và ngắn hạn), và sẽ được cung cấp suốt năm. Để bổ sung vào những mục tiêu của con bạn, chương trình giáo dục cá nhân phải bổ sung thêm cách đánh giá những mục tiêu và các bước thực hiện giúp con bạn hoàn thành chúng. Chương trình giáo dục cá nhân được thiết kế mỗi năm tùy thuộc vào tiến trình và những nhu cầu của trẻ.

Read 2480 times
Top