Các giai đoạn phát triển của trẻ em từ 0-2 tuổi và những lưu ý khi trẻ có vấn đề về tâm lý

Trẻ em là những các thể riêng biệt nhưng chung một quy luật là liên tục hoàn thiện về vận động và tâm lý.Quá trình phát triển vận động liên quan mật thiết với sự phát triển của não bộ và bị ảnh hưởng bởi môi trường chăm sóc, nuôi dưỡng và gia đình. Giai đoạn phát triển trước có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của giai đoạn sau.

Dưới đây là những thời kỳ phát triển của trẻ và những lưu ý của bố mẹ khi con có vấn đề

        1.Thời kỳ sơ sinh

       Não bộ trẻ phát triển sơ khai nên các hoạt động chủ yếu là các phản xạ tự nhiên, bản năng.

       Phản xạ bẩm sinh: bú, mút, nuốt, nắm bàn tay…, phản xạ tăng trương lực cơ các chi.

       Nhận biết: biết mùi cơ thể của mẹ, khoảng 2-3 tuần trẻ dõi theo vật di chuyển chậm.

 

         2.Trẻ 2-3 tháng tuổi

Cá nhân xã hội: nhìn theo vật chuyển động, xuất hiện “nụ cười xã hội” khi   thấy mặt người, hóng chuyện khi 3 tháng. Có khả năng tự trấn an (đưa tay lên mồm hoặc mút ngón tay), thể hiện sự khó chịu bằng khóc.

Vận động tinh: giữ vật trong tay, xu hướng đưa đồ vào miệng.

Ngôn ngữ: phát ra âm nhỏ trong họng.

Vận động thô: có thể lật ngửaà nghiêng, khung chậu duỗi rộng, ngẩng đầu khi nằm sấp.

  • Trẻ cần đi khám khi

Không đáp ứng âm thanh

Không nhìn theo vật di chuyển

Không cười với người khác

Không cho tay vào mồm

Không nâng được đầu khi nằm sấp hoặc bế thẳng người.

 

3.Trẻ 4-6 tháng

CNXH: hứng thú đồ chơi phát ra tiếng động, quan sát và biểu lộ vui đùa với mọi ngườià khóc khi khoong được chơi nữa, tò mò môi trường xung quanh, thích nhìn mình trong gương.

VĐTinh: cầm nắm bằng lòng bàn tay và cắm gặm đồ.

NN: reo cười thành tiếng, phát âm a,u,ư.., khóc theo các cách khác nhau thể hiện đói, sự khó chịu..

VĐThô: trẻ lật sấp     ngửa, nâng đầu khi nằm sấp, đứng khi giữ, tập ngồi khi 6 tháng, cầm nắm chắc và vung vẩy đồ chơi

  • Trẻ cần đi khám khi

Không cố gắng lấy đồ trong tầm với

Không thể hiện cảm xúc với người chăm sóc

Không đáp ứng với âm thanh xung quanh

Khó khăn khi cho đồ vật vào miệng

Giảm hoặc tăng trương lực cơ quá mức

Không cười thành tiếng hoặc phát ra các âm (a,e,o)

 

4.Trẻ 7-9 tháng

CNXH: biết chơi giả vờ, phân biệt lạ quen, có cảm xúc vui và sợ, có cử chỉ giao tiếp, có đồ chơi ưa thích, biết chơi ú òa…

VĐTinh: sử dụng 2 tay, nhặt vật nhỏ bằn ngón cái và ngón trỏ.

     NN: đáp ứng khi gọi, có âm đơn và âm lặp, hiểu từ “không”, nhìn theo hướng     đồ vật rơi, từ 9 tháng trẻ sử dụng ngón trỏ chỉ về phía đồ vật.

     VĐThô: tập ngồi vững, tập bòà bò được, có thể đứng vịn.

  • Trẻ cần đi khám khi

     Không đứng được khi có trợ giúp

          Không ngồi được với sự trợ giúp

     Không bập bẹ âm lặp “baba, mama, da da”

Không chơi được trò chơi tương tác đơn giản

     Không đáp ứng khi gọi tên

Không phân biệt lạ quen

Không biết chuyển đồ vật trên 2 tay

 

5.Trẻ 10-12 tháng

CNXH: chỉ tay khi có nhu cầu, biết gây sự chú ý, quan sát và bắt chước đơn giản, tìm hiểu đồ vật theo nhiều cách (lắc, ném, đập)

VĐTinh: nhận ra vật thể riêng biệt, nhặt vật nhỏ bằng đầu ngón tay.

NN: hiểu và nói một vài từ, hiểu và làm theo từ “không”, thực hiện mệnh lệnh đơn giản, nhìn vào đúng đồ vật khi cha mẹ gọi tên, có cử chỉ giao tiếp…

VĐThô: tập đứng à đứng vững, đi men tường, chập chững.

  • Trẻ cần đi khám khi

Không bò hoặc đứng (có trợ giúp)

Không biết tìm đồ bị giấu

Chưa chỉ ngón trỏ tới đồ vật

Không có cử chỉ giao tiếp

Không có các âm lặp “baba, mama…”

Mất đi các kỹ năng đã làm được trước đó

 

6.Trẻ 13-18 tháng

CNXH: bắt chước, hiểu lời sai việc đơn giản được. Có cảm xúc: vui, giận, sợ hãi…biết công dụng của đồ vật quen thuộc, chơi giả vờ.

VĐTinh: sử dụng ngón tay dễ dàng, cầm đồ tự ăn, vẽ nguệch ngoạc, xếp chồng 2 khối…

NN: nói- hiểu được 4-6 từ đơn, chỉ nhận biết, yêu cầu khi muốn, hiểu mệnh lệnh.

VĐThô: tự đi một vài bước à đi vững, tập bước bậc thang.

  • Trẻ cần đi khám khi

Chưa biết đi

Không biết sử dụng những đồ vật quen thuộc

Không chỉ ngón thể hiện nhu cầu

Không bắt chước

Vốn từ <6 từ và không thêm từ mới

Không chú ý đến người thân

Mất đi những kỹ năng đã đạt trước đó

 

7.Trẻ 18-24 tháng

CNXH:chủ động/ gọi trợ giúp khi đi vệ sinh, sử dụng vật đơn giảnà tự phục vụ. Tự tìm hiểu thế giới xung quanh, giả vờ đóng vai

VĐTinh: sử dụng ngón cái và ngón trỏ thuần thục hơn

NN: nói từ và câu ngắn, chỉà thể hiện nhu cầu bằng lời, xuất hiện thế giới biểu tượng bên trong, nói được câu 2 từ

VĐThô: đi vững, xuất hiện phối hợp vận động.

  • Trẻ cần đi khám khi

Không đi vững

Không sử dụng đồ vật đúng chức năng

Không hiểu các chỉ dẫn đơn giản

Không bắt chước hoạt động và ngôn ngữ

Không nói được câu 2 từ

Mất đi những kỹ năng đã đạt trước đó

Trung Tâm Hoa Anh Đào

Read 4416 times
Top