'Chiến thuật' chăm trẻ tự kỷ

Dù trẻ có dấu hiệu tự kỷ rất rõ ràng, nhưng vì khinh suất nên nhiều bậc phụ huynh vẫn 'rửng rừng rưng'.

Để chăm sóc trẻ tự kỷ tốt nhất, cha mẹ cần có 'chiến thuật' cụ thể:

1. Dấu hiệu trẻ tự kỷ

- Trẻ đã một tuổi mà không có động tác chỉ trỏ gây sự chú ý của người khác, không có tiếng bập bẹ.

- Không nói được từ nào khi 16 tháng tuổi, không nói được câu nào gồm 2 hai từ khi 24 tháng tuổi.

- Trẻ đã có một số kỹ năng ngôn ngữ vào độ tuổi nào đó (14 - 16 tháng) nhưng sau đó tự nhiên mất hẳn, thường là sau khi trải qua một sự kiện như ngã ở nhà trẻ, lên sởi, nằm viện...

- Không bị lôi cuốn vào các đồ chơi, trò chơi.

- Rất ít hứng thú kết bạn.

- Không nhìn ai hay chú ý vào ai, thường chỉ nhìn lâu vào các vật có các động tác đơn điệu, chẳng hạn chiếc quạt đang quay...


- Không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên.

- Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt.

- Không có động tác giơ tay ra đòi bế ẵm.

- Có các động tác cơ thể lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đập đập tay, lắc lư thân thể.

- Khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.

- Không thích người khác động chạm vào người.

- Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc.

- Cực kỳ nhạy cảm đối với một số âm thanh và mùi vị.

Một số dấu hiệu nêu trên cũng có thể xuất hiện ở trẻ em bình thường, nhưng chỉ tồn tại đơn lẻ. Nếu thấy nhiều dấu hiệu xuất hiện đồng thời và dai dẳng, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra hoạt động thần kinh, não và gặp các nhà chuyên môn về tâm lý để sớm được chữa trị.


2. Chăm sóc trẻ tự kỷ

-    Tránh nơi có nhiệt độ cao (nóng), đông người (ngột ngạt, ồn ào): Vì những địa điểm này khiến trẻ cảm thấy bất an, hoang mang

-    Tránh nơi có áp suất không khí thấp: không nên đưa bé tới những vùng núi cao dù những nơi đó nhiệt độ lạnh, vì áp suất không khí thấp sẽ khiến tình trạng thiếu oxy não của bé trở nên trầm trọng hơn, bệnh sẽ tăng lên.

-    Không được để cho bé rảnh rỗi: luôn hướng dẫn và "cầm tay chỉ việc" cho bé tất cả những gì bé có thể làm. Hãy hướng dẫn bé những điều cơ bản để tự phục vụ bản thân: tự lấy quần áo, tự ăn, uống, tự mang giày, mặc áo quần, lau mặt lau miệng khi ăn… Và phục vụ những người thân trong nhà: lấy đồ đạc giúp cha mẹ ông bà, mở cửa đóng cửa khi có người ra vào, bật tắt các thiết bị trước và sau khi sử dụng. Dù bé có làm được hay không thì não bé vẫn phải vận động, điều này sẽ khiến bé tự phục hồi nhanh hơn.

-    Nói chuyện với bé: to, nhanh, rõ. Không được nói chậm. Luôn nói với bé bằng giọng ôn hòa trong bất kỳ tình huống nào. Tuyệt đối tránh la mắng, nói năng trịch thượng, kẻ cả theo kiểu "đi ra đằng kia chơi", "có ăn uống cho tử tế không thì bảo", "con ơi là con, sao tôi khổ thế này", "sao lúc nào cũng lơ nga lơ ngơ thế này không biết"…

-    Không được bắt bé lặp lại điều bé vừa nói (ở những bé nói được). Không được bắt bé nói lại điều cha/mẹ vừa nói. Nếu muốn bé nhớ những lời bạn dặn dò thì cứ vài phút bạn có thể nhắc bé một lần, nhưng không được nhắc đi nhắc lại liên tục!

-    Khi sinh hoạt chung gia đình, đừng nói với nhau mà không nói với bé khi bé có mặt (ví dụ: bé ngồi chơi chung với cha mẹ, nhưng chẳng ai thèm đếm xỉa tới bé mà chỉ nói những chuyện riêng của cha mẹ).

-    Không nên cho bé sử dụng thực phẩm đóng gói đóng hộp vì chất bảo quản trong đồ hộp rất hại cho bé.

Lưu ý: khi huấn luyện bé, tuyệt đối tránh những quy trình sinh hoạt không thay đổi. Hãy chịu khó thay đổi những thói quen sinh hoạt quen thuộc của bé để não bé vận động nhiều hơn, bé thích nghi với đời sống tốt hơn. Đây là một cách "trị liệu" thật giản đơn nhưng lại khá hiệu quả của tất cả các gia đình. đóng
(Tổng hợp)
Read 2067 times
Top