Bạn có thể không hiểu mấy từ đó nghĩa là gì nhưng bạn có thể nhớ giai điệu và âm thanh của những từ đó nói chung. Khi trẻ lặp lại những thứ mà trẻ nghe được, thì người ta gọi đó là chứng lặp lại máy móc lời người khác (lặp lại những gì người khác nói mà không hoàn toàn hiểu đó nghĩa là gì).
Tất cả trẻ con thỉnh thoảng đều làm vậy, và thậm chí người lớn cũng đôi khi làm vậy bởi vì đó là cách tốt để học cách sử dụng ngôn ngữ mới.
Nếu trẻ dùng những từ đơn rời rạc, bạn nên làm mẫu và minh họa cho cháu biết ý nghĩa của những câu có độ dài hai đến ba từ. Đừng kết hợp quá nhiều từ khác nhau – hãy chọn một số từ trẻ có thể hiểu rõ. Đôi giày của bố, đôi giày của mẹ, đôi giày của Annie, đôi giày đen, đôi giày đỏ, đôi giày trắng sáng.
Nếu trẻ có thể kết hợp hai, ba từ lại, hãy bắt đầu minh họa cho trẻ hiểu nghĩa của những câu bốn, năm từ. Đây là điều mà người ta muốn làm với bất kì đứa trẻ nào để đẩy tốc độ học ngôn ngữ của trẻ. Đối với trẻ có xu hướng ghi nhớ từng cụm ngôn từ, thì có một bước khác. Hãy bỏ thêm thời gian để cho cháu thấy cũng những từ đó có thể kết hợp theo những cách khác nhau ra sao và những câu đó nghĩa là gì. Một khi trẻ biết được câu Bố muốn quả bóng nghĩa là gì, hãy giúp trẻ hiểu thêm những câu Mẹ muốn quả bóng và Chú chó con muốn quả bóng và Annie muốn quả bóng, tất cả mấy câu đó có nghĩa là gì. Sau đó cho trẻ biết câu Bố muốn chiếc xe tải nghĩa là gì, và rồi câu Mẹ muốn chiếc xe tải và rồi Chú chó con không muốn chiếc xe tải và Annie không muốn chiếc xe tải, cho trẻ hiểu những câu đó nghĩa là gì. Và cứ tiếp tục như thế.
Bạn sẽ không chỉ giúp trẻ hiểu được cách dùng những câu dài, mà còn giúp trẻ hiểu được những câu mới theo cách này. Trẻ sẽ học được ngữ nghĩa sẽ biến đổi ra sao nếu xếp cùng những từ đó nhưng theo trật tự mới. Thể hiện bằng hình ngữ nghĩa của những câu mới này. Hãy minh họa. Hãy cho trẻ thấy.
Để biết liệu trẻ có học được kĩ năng này hay không, bạn phải xem trẻ phản ứng ra sao với những câu mới (những câu mà cháu chưa từng nghe bao giờ). Khi bạn dùng những câu mới toanh, như Bà ngoại không muốn quả bóng, hãy quan sát kĩ càng để xem liệu trẻ có hiểu được câu này hay không. Trẻ vẫn cố đưa cho bà quả bóng hay trẻ thôi không đưa bóng cho bà? Nếu trẻ đặt bóng xuống, thì bạn biết là trẻ bắt đầu hiểu những câu phủ định đó. Nếu trẻ không hiểu được câu mới này, bạn có thể tạo ra một trò chơi đặt câu phủ định.
Khi trẻ đặt câu mới, là ta biết trẻ đang học cách kết hợp từ thay vì ghi nhớ những câu có sẵn.