Những khả năng đặc biệt có thể có với chứng tự kỷ

Dù trẻ tự kỷ có nhiều khuyếm khuyết, bạn cũng có thể thấy được chúng có nhiều mặt mạnh. Mặc dù không phải người mắc chứng tự kỷ nào cũng có biệt tài, nhưng không hiếm những người mắc chứng tự kỷ có kĩ năng đặc biệt trong toán học, âm nhạc, nghệ thuật, và đọc hiểu và nhiều thứ khác.

Những lĩnh vực chuyên môn này có thể đem đến sự thoả mãn và tự hào cho trẻ bị tự kỷ. Nếu được, hãy tìm cách kết hợp những lĩnh vực chuyên môn của con bạn vào những hoạt động hàng ngày của chúng và coi đó là một cách học cho trẻ bất cứ lúc nào có thể.

Người mắc chứng tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong nhiều lĩnh vực nhưng họ cũng có nhiều điểm mạnh đặc biệt. Một số điểm mạnh có thể thấy ở những người mắc chứng tự kỷ bao gồm:

  • Khả năng hiểu những khái niệm luật lệ và trình tự cụ thể.
  • Kĩ năng nhớ lâu
  • Kĩ năng trong toán học
  • Kĩ năng với máy vi tính
  • Khả năng âm nhạc
  • Năng lực nghệ thuật
  • Khả năng suy nghĩ trực quan
  • Khả năng giải mã ngôn ngữ viết từ rất sớm (Khả năng này được gọi là Hyperlexia. Một số trẻ có thể giải mã ngôn ngữ viết trước khi chúng có thể nhận thức được nó)
  • Trung thực – đôi khi rất trung thực
  • Khả năng tập trung cao độ – nếu họ đang làm một công việc ưa thích
  • Cảm giác phương hướng vượt trội

“Làm sao con tôi lại có thể bị tự kỷ khi mà nó trông có vẻ rất thông minh?”
Trích sách Con tôi có bị tự kỷ không? (Does My Child Have Autism?) của Wendy Stone

Ngay lúc này có thể bạn đang nghĩ về những thứ mà đứa con bị tự kỷ của mình đã học được ở độ tuổi nhỏ hơn so với những đứa trẻ khác bạn biết. Và vâng, bạn đã đúng: có nhiều thứ trẻ tự kỷ tự học nhanh hơn những trẻ bình thường cùng lứa hoặc anh chị em chúng. Ví dụ, chúng có thể rất giỏi trong việc học cách lấy cái đĩa DVD ưa thích của mình ra khỏi chồng đĩa, ngay cả khi chúng không nằm trong hộp đĩa. Chúng có thể học cách điều khiển TV và đầu đọc DVD bằng cái điều khiển (remote controls) từ khi chúng còn rất nhỏ, chúng có thể tua lại những đoạn phim mà chúng ưa thích (hoặc tua nhanh những đoạn mà chúng không thích). Chúng có thể rất sáng tạo trong việc tìm ra cách leo lên bàn để với tới cái tủ, nơi để loại ngũ cốc mà chúng thích, hoặc thậm chí biết cách dùng chìa khoá mở chốt cửa sau để có thể ra ngoài chơi xích đu. Rõ ràng đây không phải là những hành động mà bạn có thể nghĩ đến để dạy dỗ một đứa trẻ lên hai. Và tất nhiên vài trẻ tự kỷ đã tự có được những kĩ năng này. Làm sao chúng ta có thể hiểu sự mâu thuẫn giữa những điều mà trẻ tự kỷ làm được và điều mà chúng không học được? Làm thế nào mà một đứa trẻ không thể chơi ghép hình lại có thể bật TV, rồi bật đầu đọc DVD, rồi bỏ đĩa DVD vào, và bấm nút “play”? Làm thế nào mà một đứa trẻ không thể hiểu nổi một câu cầu khiến đơn giản như “lấy áo khoát của con” lại có thể xoay sở tìm được cách mở khóa cửa để ra ngoài?

Điều gì giải thích cho lối học hỏi đặc biệt này? Gọn một từ: động lực. Chúng ta dồn sự chú tâm vào những gì chúng ta thích, nên chúng ta học những thứ này nó hiệu quả hơn. Hiểu được động lực nào thúc đẩy con bạn (mỗi trẻ mỗi khác) sẽ là một trong những chìa khoá giúp trẻ học tốt hơn và giúp tăng cường kĩ năng cho trẻ.. Những biệt tài của con bạn có thể là một phần của cách học và bản chất vốn có duy nhất của con bạn.

Sưu Tầm

Read 2566 times
Top