Chứng tự kỷ phổ biến ra sao?

Ngày nay, tại Hoa Kì, người ta ước tính cứ 88 trẻ sẽ có một trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khiến trẻ em mắc chứng tự kỷ cao hơn so với tổng số trẻ bệnh ung thư, bệnh tiểu đường và AIDS cộng lại. Trong vòng 2 năm qua tỉ lệ này tăng 23%. Không có một lí giải chắc chắn nào cho sự gia tăng này, mặc dù có thể cho là do phương pháp chẩn đoán được cải thiện hơn hay là do ảnh hưởng của môi trường.

Nhiều nghiên cứu cho thấy con trai có thể phát triển chứng tự kỷ nhiều hơn con gái, có thể nhiều hơn từ ba tới bốn lần. Theo ước tính hiện nay chỉ riêng tại Hoa Kì, cứ 54 bé trai sẽ có một bé được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ.

Nguyên nhân nào gây ra tự kỷ?
Điều quan trọng cần ghi nhớ là tự kỷ không phải là chứng rối loạn duy nhất gây ra bởi một nguyên nhân duy nhất. Mà đúng hơn, nó là một nhóm những rối loạn có liên quan đến nhau gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ có thể là sự kết hợp các đột biến gien cùng với tác nhân nguy hại từ môi trường. Một số gien nhất định liên quan đến chứng tự kỷ đã được xác định, nghĩa là một cá nhân có thể dễ bị tự kỷ hơn nếu họ mang trong mình một trong những biến thể của loại gien này, nhưng cũng có một số trường hợp là do hiện tượng đột biến gien. Nhiều gien có thể là tác nhân gây ra chứng tự kỷ. Những gien đặc biệt này được cho là có tương tác với một số tác nhân môi trường nhất định. Rất nhiều nghiên cứu hiện đang tập trung vào việc xác định cả hai nguy cơ đột biến gien và nguy cơ môi trường tác nhân gây ra chứng tự kỷ. Mặc dù đã phát hiện ra một vài yếu tố gien là tác nhân gây ra chứng tự kỷ, nhưng các tác nhân về môi trường gây ra chứng tự kỷ thì vẫn chưa được xác định. Trong thời gian mang thai, nếu tiếp xúc với các tác nhân môi trường như lây nhiễm (bệnh rubella từ người mẹ hoặc nhiễm cytomegalovirus) hoặc tác nhân hoá học (thalidomide hoặc valproate) trẻ sinh ra dễ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Khoảng 10-15% số trường hợp có nguyên nhân cụ thể được nhận diện từ gien, như Hội chứng Fragile X, xơ cứng củ (Tuberous Sclerosis), và Hội chứng Angelman.

Các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm đến vai trò về chức năng và nguyên tắc của hệ miễn dịch, trong cơ thể và não bộ với chứng tự kỷ. Những bằng chứng tổng hợp trong vòng 30 năm qua cho thấy người mắc chứng tự kỷ có thể bị thương tổn khu trung tâm hệ thần kinh. Các bằng chứng từ những nghiên cứu về động vật gần đây cho thấy hệ thống miễn dịch có ảnh hưởng như thế nào đến các hành vi liên quan đến chứng tự kỷ.. Autism Speaks đang kêu gọi các nhà nghiên cứu trong và ngoài cộng đồng chứng tự kỷ quan tâm đến việc nghiên cứu các yếu tố miễn dịch tiềm tàng liên quan…

Tuy nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ là rất phức tạp, thì một điều chắc chắn là chứng tự kỷ không phải là hậu quả của việc không biết nuôi dạy con cái của phụ huynh. Vào năm 1943, bác sĩ Leo Kanner, bác sỹ tâm thần, là người đầu tiên mô tả chứng tự kỷ như một điều kiện duy nhất. Ông tin là các bà mẹ ghẻ lạnh, không yêu thương con cái là nguyên các con mắc chứng tự kỷ. Bruno Bettelheim, một giáo sư danh tiếng khác về lĩnh vực phát triển trẻ em đã duy trì cách hiểu sai lầm này về tự kỷ. Sự khởi xướng ý tưởng của họ cho rằng nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ là do những người mẹ ghẻ lạnh đã khiến cả một thế hệ những người làm cha làm mẹ phải mang trong mình gánh nặng tội lỗi đầy hổ thẹn về khuyết tật của con mình. Vào thập niên 60s và 70s, bác sĩ Bernard Rimland, cha của một bé trai mắc chứng tự kỷ, người sau này đã sáng lập nên Cộng đồng tự kỷ Hoa Kì (Autism Society of America) và Viện nghiên cứu chứng tự kỷ (Autism Research Institute), đã giúp cộng đồng y học vỡ lẽ ra rằng tự kỷ là một chứng rối loạn thuộc về sinh học, chứ không phải do sự ghẻ lạnh của cha mẹ.

Sưu Tầm

Read 2001 times
Top